Thuốc diệt muỗi sinh học có gì đặc biệt

Vì sao cần sử dụng thuốc diệt muỗi sinh học để loại bỏ muỗi tại nhà ở, trường học, văn phòng…..? Với đặc tính thành phần an toàn, dịu nhẹ, không gây kích ứng, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và vật nuôi nên các sản phẩm xịt muỗi có nguồn gốc tự nhiên luôn được công ty Khử Trùng Đà Nẵng SONGANHSTER ưu tiên sử dụng. Vậy, thuốc diệt muỗi sinh học có gì đặc biệt và đâu là sản phẩm chất lượng đang được ưa chuộng hiện nay?

Thuốc diệt muỗi sinh học

Khái niệm thuốc diệt muỗi sinh học

Thuốc diệt muỗi sinh học là những sản phẩm thuốc trừ muỗi được sản xuất từ thành phần nguyên liệu tự nhiên.

Các yếu tố đầu vào từ động thực vật, vi khuẩn và một vài khoáng chất lành tính vừa tạo ra hiệu quả diệt muỗi, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng và thân thiện với môi trường sống.

Trên thực tế, các nguyên liệu baking soda, tinh dầu tràm, tinh dầu hoa cúc và dầu hạt cải thường xuất hiện nhiều trong các sản phẩm thuốc xịt muỗi và được đánh giá cao về chất lượng.

Phân loại thuốc diệt muỗi sinh học

Cùng hướng đến mục tiêu diệt trừ muỗi qua các hoạt động phun tồn lưu, phun không gian nhưng vẫn bảo vệ cho con người và vật nuôi khi tiếp xúc trực tiếp, các loại thuốc diệt muỗi sinh học được chia thành 3 nhóm chính như sau.

Thuốc diệt muỗi từ thành phần tự nhiên

  • Hoạt động theo cơ chế không độc hại.
  • Cản trở quá trình giao phối của muỗi.
  • Thu hút muỗi bằng mùi thơm chiết xuất từ thực vật.

Thuốc diệt muỗi từ vi sinh vật

  • Thành phần hoạt tính chính sử dụng đầu vào là các vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc động vật nguyên sinh.
  • Kiểm soát nhiều loài muỗi khác nhau.

Thuốc diệt muỗi sinh học với chủng vi khuẩn Bacillus Thuringiensis

  • Tạo hỗn hợp protein có tác dụng tiêu diệt ấu trùng muỗi.
  • Cơ chế hoạt động của thuốc bằng cách liên kết với thụ thể ở ruột của ấu trùng muỗi, khiến chúng bị đói và chết đi, không có cơ hội phát triển thành muỗi trưởng thành.

Sử dụng thuốc diệt muỗi sinh học có lợi gì

  • Ít độc hại cho sức khỏe.
  • Không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.
  • Hiệu quả tập trung vào xử lý muỗi và ấu trùng lăng quăng, bọ gậy; không tác động đồng thời đến những loài côn trùng xung quanh.
  • Mức độ phơi nhiễm thấp hơn, hạn chế các rủi ro ô nhiễm so với các loại hóa chất diệt muỗi khác.

Tuy mang lại nhiều lợi ích thực tế nhưng việc sử dụng thuốc diệt muỗi sinh học phải chú ý:

  • Sử dụng đúng liều lượng, cách thức theo hướng dẫn của đơn vị sản xuất.
  • Chọn đúng thời điểm hợp lý để dùng thuốc.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người và vật nuôi.
  • Cần áp dụng đồng thời các phương pháp diệt muỗi vật lý để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cơ chế hoạt động của thuốc diệt muỗi sinh học

Tùy theo mỗi loại thuốc diệt muỗi sinh học mà cơ chế ảnh hưởng và tiêu diệt muỗi cũng sẽ khác nhau.

Diệt muỗi khi tiếp xúc

  • Tiếp xúc trực tiếp với muỗi.
  • Diệt muỗi theo cơ chế: Bào tử nấm sống có trong thành phần thuốc diệt muỗi sẽ lây nhiễm và phát triển khắp cơ thể ấu trùng và muỗi trưởng thành.
  • Tác động đến hệ thần kinh và cơ bắp để làm tê liệt và giết chết muỗi.

Xua đuổi muỗi

  • Mùi hương và một số thành phần trong thuốc xịt muỗi sẽ khiến muỗi tránh xa khu vực sử dụng thuốc.
  • Nhược điểm của giải pháp này chính là hiệu quả hạn chế, chỉ tác động với một số loài dịch hại hoặc tùy theo từng giai đoạn sống.

Làm biếng ăn

  • Làm ức chế chức năng tiêu hóa của muỗi, khiến chúng chán ăn trong nhiều ngày và dần chết đi.
  • Nhược điểm: Chỉ hiệu quả với một số loài sinh vật ở một số giai đoạn phát triển nhất định.

Giết sau khi ăn

  • Thuốc diệt muỗi có thành phần hoạt tính từ vi khuẩn Bacillus Thuringiensis tạo ra những Protein có khả năng phá hủy hệ tiêu hóa của muỗi.

Ức chế sinh sản

  • Ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình sinh sản của muỗi bằng hợp chất Pheromone khiến muỗi đực và muỗi cái không thể tìm thấy nhau dể tiến hành quá trình giao hợp, sinh sản.

Kìm hãm quá trình phát triển

  • Thuốc diệt muỗi sinh học can thiệp vào quá trình lột xác của một số loài côn trùng hoặc làm ảnh hưởng vòng đời của ấu trùng muỗi, khiến chúng không thể phát triển thành muỗi trưởng thành.

Các loại thuốc diệt muỗi sinh học tốt nhất hiện nay

Tên thuốc Thông tin
Fendona 10SC – Sản phẩm của tập đoàn hóa chất BASF – CHLB Đức

– Chế phẩm sinh học có thể lưu lại lâu dài.

– Chiết xuất 100% từ thực vật họ Cúc Chrysanthemum.

– Cách dùng: 5ml Fendona 10sc pha với nước sạch, phun lên vách tường, sàn nhà,…. Ngâm chăn màn vào nước pha sẵn thuốc khoảng 5 – 10 phút rồi phơi dưới bóng râm.

Map Permethrin 50EC – Do tập đoàn Hockley – Anh Quốc sản xuất.

– Được Bộ Y tế khuyên dùng để phòng chống muỗi, hạn chế dịch sốt xuất huyết.

– Thành phần chính là Permethrin – thuộc nhóm Pyrethrins chiết xuất tự nhiên từ thực vật họ Cúc.

– Cách dùng: Pha 100ml thuốc với 5 lít nước sạch và dùng để phun tồn lưu cho tường, sàn nhà ở các khu vực 20 m2. Có thể ngâm mùng màn trong dung dịch gồm 6.6ml thuốc với 700ml nước sạch.

Hockley UK 10SC – Sản phẩm đến từ công ty Hockley International Ltd – Anh Quốc.

– Lambda Cyhalothrin 10% là thành phần chính.

– Cách dùng: Phun trực tiếp bề mặt để tiêu diệt muỗi với liều lượng 25ml thuốc hòa với 5 lít nước. Phun tồn lưu thì pha trộn theo tỷ lệ 12.5ml thuốc và 5 lít nước.

Perme UK 50EC – An toàn cho người dùng, được Bộ Y tế khuyên dùng.

– Thành phần chính từ Permethrin.

– Cách dùng: Pha 100 – 250ml thuốc với 10 lít nước nếu muốn diệt muỗi cho không gian khoảng 100 m2.

Ngoài ra, một số sản phẩm khác có độ nhạy cảm thấp khi tiếp xúc với người và vật nuôi, có thể dùng khá an toàn để diệt muỗi như Stmed Permethrin 50EC, Hanvet Hantox 200,…

Bằng cách lựa chọn và sử dụng đúng các loại thuốc diệt muỗi sinh học chất lượng, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về hiệu quả chống muỗi, đồng thời đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Hãy liên hệ với công ty diệt muỗi Đà Nẵng SONGANHSTER nếu vẫn còn đắn đo về việc sử dụng thuốc xịt muỗi. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tư vấn quan trọng và sẵn sàng hỗ trợ phun xịt muỗi chuyên nghiệp với quy trình tốt nhất.

Rate this post