Thuốc chống muỗi đốt an toàn và hiệu quả nhất hiện nay

Có khá nhiều sản phẩm thuốc chống muỗi đốt được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, sử dụng thuốc đúng cách mới quyết định kết quả thực sự của việc ngăn ngừa muỗi tiếp cận. Vậy, đâu là những lưu ý cần nắm vững khi sử dụng các loại thuốc này? Hãy để công ty Khử Trùng Đà Nẵng SONGANHSTER mang đến cho bạn những thông tin xoay quanh việc sử dụng thuốc chống muỗi đốt để đạt kết quả tốt nhất.

Tác hại của muỗi

Nói đến những tác hại mà loài muỗi gây ra cho con người, không thể không nhắc đến:

  • Vết đốt gây sưng, ngứa khó chịu, làm mất thẩm mỹ cho làn da.
  • Trung gian lây truyền nhiều bệnh nguy hiểm.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.
  • Tốn kém chi phí cho hoạt động điều trị bệnh hoặc các công tác diệt muỗi.

Chính vì vậy, nếu có thể chủ động phòng ngừa tình trạng sinh sản và phát triển của muỗi thì nên áp dụng kịp thời. Hoặc bạn có thể sử dụng các loại thuốc xịt muỗi, thuốc chống muỗi đốt để bảo vệ sức khỏe tối ưu và tiết kiệm các chi phí khám chữa bệnh.

Phân biệt các loại muỗi và mầm bệnh

Một số loài muỗi thường gặp có thể kể đến như sau:

Loài muỗi Mầm bệnh
Anopheles – Bệnh sốt rét có nguồn gốc từ loài nguyên sinh Plasmodium.
Aedes – Sốt xuất huyết.
Muỗi hổ Mansonia  – Bệnh chân voi từ ký sinh trùng Philaria.
Muỗi Culex – Bệnh viêm màng não.

Trong 4 loài muỗi kể trên, muỗi Aedes có tập tính đốt và hút máu ban ngày. Những loài còn lại thường hoạt động mạnh về đêm.

Đặc điểm của thuốc chống muỗi đốt

Về cơ bản, thuốc chống muỗi đốt là bao gồm những loại hóa chất hoặc thảo mộc tự nhiên an toàn cho da, có tác dụng xua đuổi muỗi, ngăn chúng tiếp cận và đốt con người.

Đây là một trong số những giải pháp dễ dàng thực hiện để ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm do muỗi lây truyền.

Cơ chế chống muỗi đốt

Hiệu quả của các loại thuốc chống muỗi đốt được ghi nhận dựa trên tập tính của loài muỗi, bao gồm:

  • Cơ thể người giải phóng một số lượng lớn các hợp chất khác nhau trong quá trình hô hấp và tuần hoàn; hình thành mùi mồ hôi đặc trưng và khí cacbonic theo hơi thở ra ngoài.
  • Muỗi trưởng thành sử dụng khứu giác nhạy bén để phát hiện ra khí cacbonic và mùi mồ hôi này.

Công ty dịch vụ diệt muỗi Đà Nẵng SONGANHSTER nhấn mạnh rằng, thuốc chống muỗi đốt hoàn toàn không có tác dụng tiêu diệt muỗi mà chỉ ngăn ngừa, phòng chống các hoạt động chích đốt của muỗi, dựa vào cơ chế:

  • Thoa đều thuốc lên bề mặt da của người dùng.
  • Muỗi sẽ bị phân tán khả năng nhận diện mùi và không thể xác định được chính xác vị trí của con người.

Trên thực tế, việc chọn lựa và sử dụng đúng cách các loại thuốc chống muỗi đốt có thể giúp ngăn ngừa muỗi trong phạm vi 5 – 8cm tính từ vùng da được bôi thuốc. Hiệu quả này được duy trì 4 – 6 giờ sau khi sử dụng thuốc.

Các chất quan trọng trong thuốc chống muỗi đốt

DEET

  • Hoạt chất quen thuộc trong các sản phẩm chống muỗi và côn trùng.
  • Được sản xuất dưới nhiều dạng như thuốc xịt, kem dưỡng da, kem bôi da,….
  • Hàm lượng phổ biến từ 4 đến 100% tùy theo sản phẩm cụ thể.
  • Có khả năng khỏa lấp mùi mô hôi trên cơ thể người.

Tuy vậy, DEET không thể che được mùi carbon dioxide trong hơi thở ra.

Picaridin hoặc Icaridin

  • Thường được sử dụng nhiều trong các loại thuốc đuổi côn trùng khác nhau.
  • Hàm lượng sử dụng dao động khoảng 5-20%.

Ethyl Butylacetylamino propionat

  • Không chỉ xua đuổi muỗi mà hoạt chất này còn có khả năng phòng chống nhiều côn trùng khác như ruồi, bọ chét,….

Tùy theo hàm lượng mà loại hoạt chất này cần hạn chế sử dụng đối với một số nhóm tuổi nhất định. Do đó, cần thận trọng bằng cách đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất.

IR3535 hoặc Aminopropionic Acid, Ethyl Ester

  • Là một loại thuốc tổng hợp dùng để chống các loại côn trùng với mức độ kích ứng không đáng kể.
  • Không gây tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Hàm lượng thông thường từ 7.5 đến 20.07.

Thuốc chống muỗi đốt P-menthane-3,8-diol

  • Tổng hợp từ dầu bạch đàn chanh.
  • Có thể bôi trực tiếp lên da hoặc quần áo.
  • Hàm lượng trong mỗi sản phẩm chống muỗi khoảng 8 – 10%.

Dầu sả

  • Phổ biến trong hoạt động ngăn ngừa, phòng chống muỗi.
  • Có thể chiết xuất dạng lỏng như tinh dầu hoặc có mặt trong nhang, nến đuổi muỗi với hàm lượng khoảng 6-20%.

Dầu khuynh diệp

  • Ứng dụng dưới dạng dung dịch xịt hoặc lotion.
  • Không có tác dụng phụ.
  • Hàm lượng phổ thông từ 30 đến 40%.

Nhờ sử dụng lá và cành của cây bạch đàn nên dầu khuynh diệp còn lưu lại mùi thơm khá dễ chịu trên cơ thể và thanh lọc không khí.

Cách sử dụng thuốc chống muỗi tốt nhất

Để phát huy tối đa hiệu quả của các loại thuốc chống muỗi đốt và giữ an toàn cho sức khỏe, công ty SONGANHSTER khuyên bạn nên sử dụng như sau:

  • Thoa 1 lớp mỏng lên vùng da cần ngăn muỗi đốt.
  • Xịt lên quần áo, không cần thoa thuốc đồng thời lên vùng da đã được quần áo che chắn.
  • Không để thuốc tiếp xúc với các vết thương trên da (nếu có).
  • Da bị phát ban hoặc dị ứng ánh nắng thì không nên dùng thuốc.
  • Tránh các vị trí nhạy cảm như mắt, quanh miệng.
  • Xịt thuốc ra tay trước khi thoa lên mặt nếu sản phẩm thuốc chống muỗi đốt dưới dạng dung dịch xịt.
  • Chỉ sử dụng một lượng vừa đủ theo hướng dẫn.
  • Không để trẻ nhỏ tự sử dụng mà phải có hướng dẫn của người lớn. Tốt nhất, nên xịt lên tay người lớn trước khi thoa thuốc lên da trẻ.
  • Kịp thời rửa sạch da và ngưng sử dụng nếu xuất hiện kích ứng và các tác dụng phụ. Trường hợp nghiêm trọng, hãy thăm khám chuyên môn tại bệnh viện, phòng khám uy tín.
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai.

Yếu tố ảnh hưởng hiệu quả của thuốc chống muỗi đốt

  • Mồ hôi: Quá trình bài tiết mồ hôi sẽ làm thuốc trôi đi, đồng thời thu hút muỗi dễ dàng hơn.
  • Nhiệt độ và độ ẩm: Thuốc sẽ bay hơi nhanh khi nhiệt độ cao hoặc độ ẩm thấp.
  • Gió: Sử dụng quạt mạnh hoặc ở ngoài trời gió sẽ khiến cho thuốc xịt muỗi mau chóng bay hơi.
  • Cơ địa: Người có làn da thô ráp và mồ hôi, hơi thở nhiều mùi cacbonic sẽ hạn chế công dụng của thuốc chống muỗi hơn.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc

Một số tác dụng phụ có thể được ghi nhận khi sử dụng thuốc chống muỗi đốt cho người có cơ địa nhạy cảm.

Tuy không đáng kể nhưng những rủi ro này vẫn nên hạn chế:

  • Kích ứng da tại vị trí tiếp xúc với thuốc như phát ban, mẩn đỏ, tê tê,…
  • Kích ứng ở miệng, cổ họng nếu thuốc vô tình lọt vào theo đường uống.
  • Ở nồng độ cao hoặc liều dùng lớn có thể gây đỏ, sưng các mô trong đường tiêu hoá; gây buồn nôn, đau bụng.
  • Có thể gây đau nhức đầu, khó tập trung khi hít phải quá nhiều hơi thuốc.

Hướng dẫn an toàn đối với thuốc chống muỗi đốt

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi sử dụng các sản phẩm ngăn ngừa muỗi chính là chọn đúng loại thuốc có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ uy tín và đảm bảo chứng nhận an toàn.

Ngoài ra, cần lưu ý:

  • Luôn đọc kỹ hướng dẫn khuyến nghị.
  • Thực hiện đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất.
  • Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Trường hợp trẻ 2 – 4 tuổi, chỉ nên dùng loại có nồng độ dưới 20%.
  • Rửa toàn bộ vùng da được bôi thuốc bằng xà phòng và nước sạch nếu xuất hiện triệu chứng nóng rát da.
  • Nên thử nghiệm thuốc chống muỗi đốt trên một vùng da nhỏ trước khi dùng cho toàn bộ cơ thể.
  • Luôn rửa tay sau khi dùng thuốc, tránh dính vào thực phẩm.
  • Không nên dùng với tần suất quá thường xuyên.

Chỉ cần thực hiện đúng và đủ những lời khuyên của công ty Khử Trùng Đà Nẵng SONGANHSTER về việc sử dụng thuốc chống muỗi đốt thì bạn có thể yên tâm về khả năng ngăn ngừa tình trạng chích đốt của muỗi

Rate this post