Hướng dẫn khử trùng nơi có người nhiễm virus COVID-19

Trong trường hợp khu vực bạn sinh sống hoặc nơi làm việc có người nhiễm virus COVID-19, thì dưới đây là các hướng dẫn cần thiết cho quá trình vệ sinh sát trùng khử khuẩn phòng dịch nhằm ngăn ngừa lây nhiểm cho xung quanh.

Sử dụng hóa chất khử trùng và hóa chất tẩy rửa

Vì virus Covid-19 (corona) có thể sống sót trên bề mặt của các vật liệu khác nhau tới 48-72h, nên các bề mặt có khả năng đã nhiểm khuẩn COVID-19 cần được khử trùng, diệt khuẩn để phòng dịch.

Các hóa chất khử trùng thích hợp cho việc chống lại hiệu quả virus Corona như Cloramin B có thể được sử dụng. Thuốc khử trùng cần được chuẩn bị, pha chế và phun khử khuẩn theo khuyến cáo của nhà sản xuất

Cần phải bảo đảm thời gian chờ cho hóa chất khử trùng có tác dụng trước khi quay lại phòng để sinh hoạt hoặc làm việc
Các chất tẩy rửa có thể được sử dụng như là các hóa chất khử trùng để làm sạch và khử khuản (tỉ lệ 5% hoặc pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất). Các hóa chất tẩy rửa này cần phải nguyên thùng, chưa pha chế thêm dung môi hoặc phụ gia gì. Các hóa chất tẩy rửa này sau khi dùng để lau cần phải phải để yên ít nhất 10 phút trước khi quay lại sử dụng.

Rượu hoặc cồn có thể được sử dụng để lau các bề mặt tại nơi mà thuốc tẩy không phù hợp, ví dụ các bề mặt kim loại

Trang phục bảo hộ cá nhân trong khi vệ sinh phòng dịch khử khuẩn

  1. Đeo gang tay y tế loại dùng một lần, áo choàng bảo hộ dùng một lần, và kính bảo hộ, mặt nạ phòng độc N95
    Tránh tiếp xúc với má, mũi và miệng
  2. Kính bảo hộ, găng tay cần phải tháo ra và bỏ đi nếu chúng bị bám bẩn hoặc bị hư hỏng, bào mòn
  3. Tất cả các loại đồng phục bảo vệ cá nhân dùng một lần cần được loại bỏ và vứt đi sau khi quá trình phun khử trùng diệt khuẩn được hoàn tất. Kính mắt nếu muốn sử dụng lại thì cần phải được khử trùng kỹ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  4. Tay cần phải được rửa bằng nước xà phòng sau khi mỗi phần đồ bảo hộ cá nhân được tháo ra sau khi quá trình khử trùng diệt khuẩn được hoàn thành.
  5. Mặt nạ phòng dịch có hiệu quả nếu mang đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất và vừa với khuôn mặt của người đeo. Mặt nạ cần phải được loại bỏ và thay thế nếu bị hư hỏng.

Hướng dẫn vệ sinh cho các khu vực có tiếp xúc với các trường hợp lây nhiễm Covid-19 (corona)

Trong trường hợp có thể, cần phải khoanh vùng mà trường hợp nghi nhiễm virus corona đã ghé thăm, trước khi tiến hành làm sạch và khử trùng phòng dịch cho toàn bộ môi trường bị dính khuẩn virus. Điều này để bảo đảm những người không liên quan vô tình tiếp xúc với bề mặt bị nhiễm virus.

Trường hợp khu vực làm sạch được xác nhận có người nhiễm corona, nhân viên vệ sinh khử trùng cần được bảo hộ bởi các bộ đồ bảo hộ cá nhân.

  • Cố gắng sử dụng tối thiểu các công cụ vệ sinh khử khuẩn
  • Mở cửa số để bảo đảm không khí thông thoáng, trong khi nhân viên đang khử khuẩn
  • Sử dụng cây lau nhà với các dung dịch tẩy rửa hoặc sát khuẩn
  • Lau kỹ các khu vực hay đụng chạm thường xuyên như cầu thang, tay nắm cửa, số thang máy, tay vịn, công tắc điện và bề mặt toilet bằng các hóa chất khử trùng (sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất) và để cho khô thoáng.
  • Các hóa chất tẩy rửa có thể sử dụng theo tỉ lệ 5%, rượu cồn có thể sử dụng để lau chùi các bề mặt mà hóa chất tẩy rửa không phù hợp.
  • Lau chùi nhà vệ sinh sạch sẽ, bao gồm các chậu rửa tay, rửa mặt và các bề mặt mà con người có thể chạm tay vào bằng các dung dịch khử trùng, sát khuẩn.
Hướng dẫn khử trùng nơi có người nhiễm virus COVID-19
Hướng dẫn khử trùng nơi có người nhiễm virus COVID-19


Lau sạch các bề mặt của tường có thể chạm vào, cũng như các bức rèm, màn bằng các hóa chất khử trùng.

Sử dụng nước nóng 70 độ C để ngâm giặt chăn, màn, rèm, ga, gối trong ít nhất 25 phút. Trường hợp không có nước nóng 70 độ C thì phải sử dụng các hóa chất khử trùng phù hợp để khử trùng toàn bộ chăn ra gối nệm màn rèm để bảo đảm khử trùng khử khuẩn hết các vật dụng này.

Với các loại chăn màn rèm đã được một người nhiễm virus COVID-19 sử dụng, cần phải mời một công ty phun thuốc khử trùng tại Đà Nẵng tới để xử lý triệt để khử khuẩn phòng dịch đúng cách.

Vứt bỏ các công cụ làm sạch từ vải và các loại thấm nước sau khi đã làm sạch từng khu vực vệ sinh vào túi ni long, bọc kín và để vào thùng rác. Với mỗi khu vực riêng, cần phải sử dụng các bộ dụng cụ vệ sinh riêng cũng như bộ đồ bảo hộ phòng dịch mới để bảo đảm tránh lây chéo virus Corona.

Khử trùng thiết bị làm sạch được sử dụng ở một phòng trước khi mang sang sử dụng ở phòng khác. Nếu có thể hãy giữ cho các thiết bị khử trùng tách rời khỏi các thiết bị thông thường khác.

Khử trùng xô chậu bằng cách ngâm trong dung dịch khử trùng hoặc tẩy rửa, hoặc rửa sạch bằng nước nóng trước khi sử dụng.

Giải pháp khử trùng bằng thuốc tẩy hoặc Cloramin B nên được áp dụng cho các bề mặt bằng một miếng vải ẩm, không nên sử dụng máy phun xịt nếu như không chắc chắn việc phun có thể làm lây nhiểm lan rộng thông qua việc các bụi mịn chứa virus bị phát tán. Cố gắng làm sạch từng khu vực, các chổ lau dọn phải dứt khoát không làm các hạt nước, bụi bị phát tán trong không khí làm gia tăng nguy cơ nhiểm khuẩn.

Đóng cửa khu vực đã khử trùng, sau ít nhất 1 ngày mới quay lại tái sử dụng.

Các túi rác hiểm họa sinh học này cần được xử lý đúng cách, không được vất bỏ lung tung làm gia tăng nguy cơ phát tán virus ra môi trường.

Biện pháp phòng ngừa sau khi đã khử trùng khu vực bị nghi nhiễm

Nhân viên vệ sinh cần rửa tay bằng nước xà phòng sau khi tháo bỏ bộ đồ bảo hộ, và khi đã hoàn thành quá trình khử trùng sát khuẩn khu vực bị nhiểm virus Corona.

Loại bỏ các rác thải và đồ bảo hộ cá nhân dùng một lần vào các túi rác chuyên dụng, sau đó được dán nhãn phân biệt và đóng kín.

Các nhân viên vệ sinh phải nhận thức được các nguy cơ và triệu chứng khi nhiễm virus viêm phổi cấp COVID-19, và phải báo cáo ngay với nhà chức trách nếu thấy có nguy cơ bị lây nhiễm.

Rate this post